Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu hiện đại được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp công nghệ cao để tạo ra vật liệu gỗ MDF, MFC, HDF. Gỗ lát sàn công nghiệp là gỗ sử dụng keo hoặc hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Gỗ lót sàn có độ dày 8mm, 10mm và 12mm được ứng dụng lắp đặt lót sàn gỗ cho nhà ở, chung cư, nhà phố, biệt thự… Ngoài ra người ta còn dùng gỗ sàn công nghiệp ốp tường, ốp cầu thang, ốp trần bằng gỗ công nghiệp.
Sàn gỗ công nghiệp được dùng để thay thế sàn tự nhiên, đồng thời giải quyết được các vấn đề tác động từ môi trường lên vật liệu gỗ tự nhiên truyền thống như mối mọt, cong vênh, giãn nở, co rút, tăng cường khả năng chống trầy xước, chống ẩm, nhưng vẫn duy trì được đặc tính ổn định nhiệt của gỗ ván sàn. Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” trong phạm vi quốc tế là Wood – Based Panel. Việc lát nền nhà bằng ván sàn công nghiệp đã không còn quá xa lạ với nhiều người ngày càng được ưa chuộng so với những vật liệu lát sàn khác đó là lý do vì sau thị trường gỗ lát sàn chưa bao giờ ngừng nóng.
CẤU TẠO CHI TIẾT CỦA GỖ LÓT SÀN CÔNG NGHIỆP ?
Sàn gỗ cao cấp theo chuẩn chất lượng sàn gỗ châu âu có cấu tạo gồm 5 thành phần chính: Lớp bề mặt trong suốt, lớp phim tạo vân gỗ, lớp lõi gỗ HDF, lớp lót dưới cùng và hệ thống hèm khóa.
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp với cấu tạo bền chặt đảm bảo chất lượng cho mọi công trình nội thất
- Lớp phủ bề mặt: Được cấu tạo từ hợp chất Oxit nhôm Al2O3 và sợi thủy tinh tạo ra lớp phủ trong suốt, có độ dày theo tiêu chuẩn từ AC1 – AC5 với tính năng giúp chống xước, chống mài mòn, chống cháy, chịu lực tốt và hạn chế khả năng trơn trượt cho bề mặt sàn.
- Lớp Paper Decor: Bề mặt của các loại sàn công nghiệp ứng dụng công nghệ in hiện đại và được thiết kế tinh xảo mang đến vẻ đẹp chân thực, tinh tế phù hợp với mọi công trình.
- Lớp cốt gỗ HDF: Sử dụng gỗ của rừng nhiệt đới có tuổi thọ lâu năm tạo nên cốt gỗ HDF với tỷ trọng bột gỗ cao từ 850 – 910kg/m3 cho độ cứng chắc, siêu bền.
- Lớp đế cân bằng: Được làm từ chất liệu giấy Kraft có tác dụng cân bằng và chống ẩm tốt.
CÓ BAO NHIÊU LOẠI SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP?
Cấu tạo của gỗ công nghiệp lát sàn nhà gồm 2 thành phần cơ bản: Cốt gỗ và chất liệu dán bề mặt. Cốt gỗ có thể sản xuất từ gỗ keo, cao su, bạch đàn,… được nghiền thành gỗ vụn, mùn cưa, dăm gỗ, bột gỗ kết hợp với chất phụ gia và keo để ép dưới áp suất cao tạo thành tấm gỗ.
Dựa vào thành phần cốt gỗ và vật liệu dán bề mặt, người ta phân biệt thành các loại sau.
- Cốt gỗ: cốt ván dăm MFC, cốt gỗ MDF, Cốt gỗ HDF, cốt gỗ ghép thanh Finger, cố gỗ dán.
- Chất liệu dán bề mặt gồm: melamine, veneer, laminate, acrylic, Vinyl.
Trong đó, HDF là cốt gỗ được sử dụng phổ biến trong sản xuất ván sàn công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân cư, dân dụng và thương mại như nhà ở, nhà hàng, khách sạn, spa, cửa hàng, studio, ….
ĐẶT TÍNH VÀ ƯU ĐIỂM CỦA VÁN SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP?
Những đặc tính cơ bản của gỗ sàn công nghiệp
Gỗ lát sàn khả năng chịu nước tốt
Sàn gỗ công nghiệp chịu nước tốt hơn so với sàn gỗ tự nhiên. Theo đó, nếu quan tâm đến vấn đề chịu nước của gỗ lót sàn thì tốt nhất bạn nên đầu tư vào ván sàn có lõi gỗ HDF. Những sản phẩm gỗ lát sàn nhà có khả năng chống phồng rộp trong môi trường ẩm thấp tốt hơn các loại cốt gỗ khác như MDF, MFC.
Mẫu sàn đa dạng về màu sắc, vân gỗ – Phù hợp với xu thế thị trường
Ván lót sàn công nghiệp không bị giới hạn về màu sắc và vân gỗ như sàn tự nhiên. Được cấu tạo từ 4 lớp chính trong đó lớp Decor là lớp giấy in mô phỏng chân thật, tự nhiên với bất kỳ loại vân gỗ, bề mặt nào. Từ gỗ sồi đến gỗ Cherry, gỗ Walnut,… Ván công nghiệp ngày càng da dạng với nhiều gam màu và lớp kết cấu khác nhau nên sàn thường ít bị lỗi thời hơn so với gạch men.
Tiết kiệm chi phí lắp đặt
Khi so sánh với các loại đá cứng và gỗ tự nhiên. Mọi người sẽ nhận thấy, giá sàn gỗ cao cấp hiện nay đang có mức giá tối ưu hơn rất nhiều lần so với sàn tự nhiên. Nếu chỉ xét riêng đến giá gỗ công nghiệp lát sàn hiện nay đang được chia thành 2 nhóm chính là gỗ ốp sàn giá rẻ và gỗ ốp sàn cao cấp. Ngoài ra, gỗ lát sàn còn được chia thành nhiều phân khúc khác nhau, tùy theo tính chất; phù hợp với mọi nhu cầu của người dùng như sàn gỗ chống nước. Trước đây, nếu ván sàn tự nhiên chỉ phù hợp với những chủ hộ có điều kiện kinh tế tốt thì giờ đây, sàn gỗ công nghiệp phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Cách lót sàn giả gỗ đơn giản – Tiết kiệm thời gian
Ván sàn công nghiệp là vật liệu tiên tiến sử dụng công nghệ hèm khóa hiện đại nên thời gian lắp đặt nhanh hơn rất nhiều so với gạch men hay sàn tự nhiên. Kèm theo đó, bạn sẽ không phải tốn thời gian chờ đợi vữa dính vào bề mặt hay phải chà ron vào gạch men; đơn giản vì gỗ lót sàn được lắp đặt ngay trên bề mặt với lớp xốp lót bên dưới, chỉ cần mặt bằng bằng phẳng là đã có thể lắp đặt được.
Có khả năng tái sử dụng
Hầu hết các loại sàn công nghiệp hiện nay dù là gỗ lót sàn siêu chịu nước cao cấp hay thuộc phân khúc ván sàn giá rẻ đều có khả năng tái sử dụng vì không dùng keo kết dính nên sàn thường dễ tháo ra lắp lại chỉ cần bảo đảm bề mặt sàn bằng phẳng là được.
ỨNG DỤNG CỦA SÀN GỖ TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT ?
Hiện nay, ván lót sàn công nghiệp không chỉ dùng để lát sàn nhà, văn phòng công sở, trường học, khách sạn, nhà ở khu chung cư cao cấp, cửa hàng, mà còn dùng để ốp tường, ốp trần nhà, thanh lót sàn hồ bơi, sân vườn, ban công, sân thượng, diềm mái, nhà riêng, làm mặt bậc cầu thang,… nói chung đáp ứng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau của người tiêu dùng.