Lát sàn gỗ trên nền gạch cũ – 2 điều cần lưu ý!

Sàn gỗ dù là sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp thì về bản chất không có tác dụng chịu lực. Sự ổn định của sàn gỗ phụ thuộc vào chất lượng của bề mặt nền bên dưới . Những loại bề mặt nền ổn định để lát sàn gỗ là nền bê tông, nền xi măng, nền gạch men. Trong trường hợp dùng xương bằng sắt hộp thì phải dùng tấm MDF chịu nước dải và cố định trên xương.

Trước khi thi công sàn gỗ bạn cần chú ý đến khâu xử lý mặt bằng. Vì nếu nền nhà không bằng phẳng, sàn gỗ sau khi lắp đặt sẽ xảy ra hiện tượng cong vênh và khi di chuyển sẽ phát ra tiếng động gây cảm giác khó chịu.

Vì vậy, khâu đầu tiên khi thực hiện lát sàn gỗ trên nền gạch cũ là chúng ta phải xử lý nền gạch cho phẳng để tránh trường hợp gạch cũ bị lúng, gạch vỡ không còn nguyên vẹn. Khi kiểm tra tình trạng của mặt nền, nếu như có bị hư hại, phồng rộp hay sứt mẻ chỗ nào thì chúng ta cần phải xử lý ngay.

Lưu ý khi lát sàn gỗ đối với nền bê tông, xi măng

Sàn nhà nên được láng phẳng và khô ráo, những điểm lồi trên bề mặt nền sinh ra khi đánh vữa, bả matit cần được loại bỏ để tránh sàn gỗ bị ộp sau khi lắp đặt.

Lưu ý khi lát sàn gỗ đối với nền gạch men

Nếu chất lượng lát gạch men kém, nhất là tại các chung cư mới, có khả năng sàn gạch men sẽ bị phồng sau một thời gian sử dụng ảnh hưởng đến sàn gỗ. Nếu bạn không chắc chắn về điểm này, cần xử lý cắt mạch gạch trước khi lắp đặt sàn gỗ để giữa các tấm gạch có khoảng cách trống phù hợp cho sự giãn nở của sàn gỗ trong quá trình sử dụng sau này.

Dù căn hộ chung cư đó diện tích to hay nhỏ, vấn đề xử lý cắt các mạch gạch là cần thiết, cần tạo ra các đường cắt giữa các mạch gạch, để đảm bảo sàn gỗ không bao giờ phải phồng do sự cố phồng gạch gây ra. Tiếp theo, chúng ta sẽ dọn sạch bề mặt sàn gạch men, sau đó trải một lớp xốp lót chống ẩm lên trên và thi công sàn gỗ công nghiệp bình thường theo đúng kỹ thuật.

Cắt mạch gạch trước khi thi công lát sàn gỗ.

Một điểm quan trọng khác là cốt nền của sàn sau khi lắp đặt sàn gỗ sẽ cao hơn trước đó là bao nhiêu? Bạn cần nắm rõ điểm này để có thể tính toán độ hở của chân cửa, để cốt nền hợp lý sao cho khi lắp đặt sàn gỗ, bề mặt sàn gỗ bằng với bề mặt cầu thang hay nền gạch, đá hoa tiếp giáp.

Đối với sàn gỗ công nghiệp có 2 loại độ dày là 8mm, 12mm , sàn gỗ tự nhiên thông thường là 15mm, 18mm. Cộng thêm độ dày của lớp vật liệu lót 3mm thì cốt nền sau khi lắp đặt sàn gỗ sẽ cao lên tương ứng là 11mm, 15mm, 18mm, 21mm.

Tại Sàn Gỗ Thái Trinh có đội ngũ thi công lắp đặt sàn gỗ cực kì chuyên nghiệm với kinh nghiệm lâu năm nên bạn sẽ không cần đau đầu tìm cách lắp đặt sàn cho ngôi nhà thân yêu của bạn. Chúng tôi sẽ có mặt ngay lập tức nếu bạn cần, vì vậy đừng chần chừ mà liên hệ ngay tới hotline bạn nhé!

SÀN GỖ THÁI TRINH

Showroom : 154 Yên Lãng – Thịnh Quang – Đống Đa – HN.

Hotline: 0913.721.010 – 0903.488.298

Email: sangothaitrinh@gmail.com

Website: https://sangothaitrinh.com

Tiktok: @sangothaitrinh

Trả lời