Để có 1 mặt sàn gỗ được bền và sử dụng lâu dài, ngoài chất lượng sàn gỗ thì việc bảo quản sàn gỗ trong quá trình sử dụng, nhất là khi mùa mưa đến, độ ẩm cao. Chúng ta cần tham khảo một số cách sau:
Các lưu ý để bảo quản sàn gỗ khi mùa mưa đến
Đóng kín tất cả cửa sổ xung quanh nhà
Dù là sàn tự nhiên hay sàn công nghiệp đều có đặc tính kỵ nước nên trong quá trình sử dụng người dùng cần đặc biệt chú ý. Với những vị trí dễ bị nước mưa tạt vào như cửa sổ, ban công, hành lang, hiên nhà, … bạn cần lưu ý phải đóng kín cửa mỗi khi trời mưa. Hoặc trong trường hợp nếu khu vực sàn nhà bị thấm nước mưa phải nhanh chóng lau thật khô để tránh hiện tượng các thanh gỗ ngấm nước gây trương nở, bong tróc và hư hỏng.
Tránh để nước tạt vào nhà qua các khe hở
Vào những ngày mưa bão, luồng gió thổi rất mạnh, nếu không kịp thời đóng kín cửa, kéo màn chắn, dùng khăn bông hay giẻ mềm chắn kín ở những vị trí khe hở, nước mưa có thể thấm vào thông qua các rãnh hở sẽ vô tình tạo điều kiện cho sàn nhà bạn dễ rơi vào tình trạng ẩm thấp, nấm mốc và bị hư hỏng. Do đó, người dùng cần để ý tránh để nước tạt vào nhà qua các khe hở.
Dùng khăn mềm đặt ở các vị trí hay tiếp xúc với nước
Lưu ý là người dùng nên dùng khăn mềm đặt ở những vị trí thường hay tiếp xúc với nước như khu vực bếp, chổ ra vào phòng tắm, lan can, khu vực để máy giặt, chén bát, … Đây là những nơi hầu như mỗi ngày đều tiếp xúc trực tiếp với nước. Nhằm tránh tình trạng nước thấm liên tục xuống nền thông qua khăn mềm thì gia chủ cần quan tâm đến vấn đề này để bảo vệ sàn nhà cách tuyệt đối.
Hạn chế tối đa việc để nước tiếp xúc với sàn nhà
Trong quá trình sinh hoạt, vui chơi, ăn uống, các thành viên rất dễ vô tình làm đổ nước hay thức ăn xuống nền sàn. Hoặc vật dụng, đồ dùng có sử dụng nước như thau chậu, bình hoa, bình nước, ấm nước, …. Bạn chỉ nên đặt cố định ở một vài nơi trong nhà, không để lung tung vì khi nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm đổ vỡ, nước tràn ra nền sàn ảnh hưởng đến chất lượng ván gỗ.
Hút ẩm, lau sàn nhà thường xuyên
Mùa mưa độ ẩm không khí tăng lên khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, nấm mốc, vi sinh vật có hại phát triển, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cốt gỗ và bề mặt sàn. Khi những vết bẩn trên sàn nhà không kịp xử lý, làm sạch sẽ dễ tạo nên những vết ố vàng, làm xỉn màu bề mặt hoặc thậm chí có thể làm bề mặt bị phồng rộp, nổi các hạt mụn li ti. Do đó, bạn cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề hút ẩm, vệ sinh nền sàn trong mùa mưa này để ngăn chặn các loại nấm mốc, côn trùng không thể phát triển, cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Xử lý chống thấm trong nhà
Khi mùa mưa đến, vấn đề tường bị thấm, bị dột là điều thường xuyên xảy ra; đặc biệt là đối với các ngôi nhà xây lâu năm. Do đó, gia chủ cần kiểm tra thật kỹ, có biện pháp chống thấm cho các khu vực có nguy cơ bị rò rỉ, bị dột, khe hở ở vách tường, hóc kẹt, … trước và trong mùa mưa để kịp thời xử lý. Vì nếu sàn nhà bị ngâm nước quá 12 tiếng chắc chắc rất dễ hư hỏng và khó sửa chữa lại được.
Dùng nước lau sàn gỗ chuyên dụng
Để bảo vệ nền nhà ốp sàn luôn như mới và duy trì tuổi thọ cao nhất, các nhà sản xuất ván gỗ đã cho ra đời sản phẩm chăm sóc và bảo dưỡng chuyên dụng.
Không nên dùng thảm trải sàn
Thảm trải sàn có rất nhiều tác dụng, giúp bảo vệ bề mặt sàn tránh bị trầy xước, duy trì vẻ đẹp lâu dài cho công trình ốp lát, góp phần tôn lên sự sang trọng cho ngôi nhà. Tuy nhiên, thảm lại là vật dụng có khả năng hút ẩm rất nhiều. Nó sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi gây hại cho nền sàn, ảnh hưởng đến cốt gỗ bên dưới. Vào mùa mưa nếu trải thảm lâu ngày ở những vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước hay gần các cửa ra vào, toàn bộ nền sàn bên dưới nhà bạn sẽ bị mốc và xuất hiện những vết nấm trắng, đây là tác nhân làm cho sàn gỗ bị phồng rộng. Chính vì vậy, khi mùa mưa đến tốt nhất không nên dùng thảm trải sàn.
Cẩn thận những khu vực có đặt cây cảnh
Đa phần những ngôi nhà hiện đại thường đặt thêm các chậu cây cảnh trong nhà. Tuy nhiên, điều lưu ý quan trọng là cần kê các chậu cây bằng vật dụng thích hợp như đĩa hứng nước nhằm tránh việc nước ngấm xuống nền sàn. Song song đó, gia chủ cần thường xuyên kiểm tra các chậu cây để xử lý ngay tình trạng nước tràn ra sau khi tưới.
Nên chọn sàn gỗ chống nước tốt từ ban đầu
Dù cho bạn có dùng loại sàn chất lượng đến đâu nhưng nếu không biết cách bảo quản cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong mùa mưa. Hoặc nếu bạn chọn mua những dòng sàn kém chất lượng không được xử lý tốt trong quá trình sản xuất, lượng nước trong cốt gỗ còn đọng lại khá nhiều thì khi gặp môi trường ẩm ướt, các tấm ván sẽ nhanh chóng ngấm nước nhiều hơn nhanh hơn gây biến dạng, trương nở cốt gỗ, xấu nhất là làm hỏng toàn bộ nền sàn. Do đó, việc lựa chọn sàn gỗ chống nước tốt, chuẩn chất lượng từ ban đầu và bảo quản ván sàn đúng cách đều cần thiết để giúp cho ngôi nhà, công trình của bạn đảm bảo tính thẩm mỹ và duy trì tuổi thọ ở mức cao nhất.
Cách xử lý nếu bị nước mưa ngấm vào sàn nhà?
Tình trạng bề mặt sàn nhà gỗ nếu bị thấm nước sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với sàn sạch. Nguyên nhân là vì chính bản thân sàn gỗ ít nhiều có tính thấm nước điều đó sẽ làm cho sàn bị ẩm, có thể dẫn tới cong vênh, phồng rộp,… Mà giá của sàn gỗ lại cao hơn nhiều so với sàn gạch hoa thông thường cho nên tình trạng sàn nhà bị thấm nước có tác hại rất lớn.
Nếu như sàn gỗ nhà bạn bị thấm nước quá nhiều dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng rồi thì chỉ có thể thay mới. Để tránh tình trạng này xảy ra thì chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh phù hợp nhất.
Cụ thể, chúng ta khi lau sàn thì phải dùng khăn ẩm lau sàn, không dùng khăn quá ướt. Hạn chế đổ nước ra sàn. Vào mùa nồm thì phải thường xuyên lau nhà kết hợp với các biện pháp như dùng máy điều hòa (chế độ dry), máy hút ẩm, vật chất hút ẩm (vôi sống, than hoa),… để hỗ trợ hút ẩm, làm khô sàn gỗ.
Trong trường hợp nền sàn nhà đã bị ngấm nước do mưa thì gia chủ cần hiểu và nắm rõ các bước xử lý đúng cách để đảm bảo công trình được khắc phục hiệu quả, đem lại chất lượng cho không gian như ban đầu:
- Bước 1: Lau dọn sạch bề mặt sàn, tiến hành tháo từng tấm ván để phơi khô.
- Bước 2: Chuyển các tấm ván sau khi tháo gỡ ra khu vực khô, thông thoáng và không để ánh nắng chiếu trực tiếp để phơi khô trong vòng 5 – 7 ngày. Đồng thời mở cửa căn phòng, khu vực ảnh hưởng bởi nước, dùng quạt làm khô sạch bề mặt sàn bê tông, đảm bảo độ ẩm sàn bê tông dưới 12% trước khi lắp đặt lại.
- Bước 3: Tiến hành kiểm tra sàn gỗ sau khi phơi khô và lắp đặt lại. Lưu ý cần thay mới lớp lót (underlayment) nếu sử dụng các loại lót PE (xốp trắng) thông thường, PE tráng bạc (xốp bạc). Đối với lớp lót chuyên dụng Silhero chỉ cần phơi khô và vệ sinh sạch cùng ván sàn là có thể tái sử dụng lại.
- Bước 4: Lắp đặt lại ván sàn sau khi đã phơi khô. Nếu không thể tự lắp, gia chủ nên tìm đến những đơn vị chuyên nghiệp để lắp lại sàn. Khi loại bỏ những tấm sàn gỗ hỏng, bạn cần tìm mua các tấm sàn tương thích để thay thế.
- Bước 5: Khắc phục những vị trí bị rò rỉ nước hoặc những khu vực không an toàn để tránh trình trạng nước tràn, thấm vào nhà khi gặp mữa bão xảy ra một lần nữa.
Kết luận
Hy vọng trên đây là một số kiến thức mà Sàn Gỗ Thái Trinh có giúp các bạn cách bảo quản 1 dòng sàn gỗ công nghiệp khi mùa mưa đến. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình, nhu cầu sử dụng bao nhiêu năm, màu sắc vân gỗ…để chúng ta có 1 quyết định hợp lý